Mỗi vị trí bụng đau đều là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc tình trạng bất thường của cơ thể. Do đó, hãy tham khảo thông tin về tình trạng đau bụng bên trái để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp nhất.
Các cơ quan ở vùng bụng bên trái
Vùng bụng trái là vị trí của nhiều cơ quan thiết yếu trong cơ thể. Vì vậy, những cơn đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu bất thường của các cơ quan này. Cụ thể:
- Lá lách
- Đuôi tụy
- Thận trái
- Thùy gan trái
- Một phần dạ dày
- Một phần ruột già
- Phần niệu quản trái
- Đáy phổi trái
- Buồng trứng
- Đại tràng
- Tuyến thượng thận trái
Mỗi cơ quan bị tổn thương ngoài tình trạng đau bụng bên trái thì sẽ kèm theo các triệu chứng riêng biệt. Tùy vào mức độ đau bụng và các triệu chứng khác mà người bệnh có thể xác định nguyên nhân bệnh.
Đau bụng bên trái là bệnh gì?
Một số bệnh lý dưới đây có biểu hiện đặc trưng là tình trạng đau bụng bên trái. Do đó, bạn cần nắm được để kiểm soát tình trạng bệnh của mình.
- Đau dạ dày: Tình trạng tổn thương viêm loét, kích ứng tại dạ dày sẽ gây ra những cơn đau bụng bên trái hoặc đau toàn bộ vùng bụng thượng vị. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm giác bị chán ăn, đầy bụng, ợ hơi kéo dài… Đây là căn bệnh thường xảy ra với những người có thói quen ăn uống không hợp lý, lạm dụng thuốc kháng sinh, thường xuyên bị căng thẳng stress… hoặc nhiễm phải vi khuẩn Hp.
- Đau ruột già: Tình trạng co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già. Ngoài những cơn đau quặn bụng và tiêu chảy thì bệnh không có dấu hiệu nào đặc biệt. Tuy nhiên, đôi khi đau ruột già cũng có thể khiến bệnh nhân bị nóng sốt, đi ngoài ra máu, phân lỏng.
- Viêm ruột thừa: Hầu hết các túi thừa nằm ở ngoài ruột kết đều phát triển ở bên trái. Khi bị viêm ruột thừa người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội.
- Viêm đại trực tràng: Ngoài những cơn đau bụng trái dữ dội, tình trạng viêm đại tràng cũng gây ra triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, sốt, đi ngoài ra máu…
- Đau thận trái: Thận đóng vai trò lóc mái và thải chất độc qua đường nước tiểu. Những cơn đau thận sẽ bắt đầu từ phía sau lưng sát vùng xương sườn và lan tỏa tới vùng bụng trái nhiều hơn. Đồng thời người bệnh gặp các dấu hiệu như đau ê ẩm lưng, đau nhói bụng khi đứng dậy thì rất có thể là do bệnh sỏi thận.
- Đau tụy tạng: Tình trạng bệnh gây ra những cơn đau dữ dội liên tục nhiều giờ đồng hồ. Đau bụng bên trái là đau lan ra sau lưng kèm theo nôn mửa, không ăn được và đau nhiều hơn khi ăn. Người bệnh có thể gặp các thay đổi hóa học ảnh hưởng đến chức năng phổi khiến cho mức oxy trong máu giảm xuống thấp rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời và làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
- Tắc ruột: Tình trạng tắc đoạn ruột bên trái dẫn đến đau bụng trái, buồn nôn, tăng áp trong ổ bụng, ruột tạo ra các âm thanh lớn từng cơn. Nếu tình trạng tắc ruột hoàn toàn có thể gây bí trung đại tiện, bán tắc ruột chỉ gây bị đại tiện mà vẫn trung tiện được.
- Phình động mạch chủ: Người bệnh phình động mạch chủ thường có các triệu chứng đau vùng bụng bên trái kèm theo chứng khó thở, khó nuốt, da tái nhợt, lạnh run… Nhiều trường hợp nặng có thể thaays khối cơ ở bụng đập theo nhịp tim, cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức để tránh vỡ khối phình động mạch.
- U nang buồng trứng: Cơn đau dưới sườn âm ỉ có thể là do căn bệnh u nang buồng trứng. Ngoài ra, phụ nữ có thể gặp phải các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, có máu đen, bụng dưới căng cứng nổi u cục nhỏ.
- Viêm vùng chậu: Người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu như đau cạnh sườn dai dẳng đặc biệt vào những ngày hành kinh, chậm kinh, tắc kinh…
- Mang thai ngoài tử cung: Một số chị em phụ nữ cần cẩn trọng với trường hợp mang thai ngoài tử cung gây nên những cơn đau bụng bên trái quặn thắt. Rất có thể đây là cảnh báo của trường hợp mang thai ngoài tử cung.
- Thoát vị bẹn: Đối với nam giới, nhiều trường hợp bị thoát vị bên gây ổ phúc mạc bị sa ra ngoài, đau nhức ở vùng bụng bên trái phía dưới, cơ quan sinh dục sưng to.
Cách khắc phục hiện tượng đau bụng bên trái
Đối với các trường hợp đau bụng bên trái kèm theo các triệu chứng biểu hiện bệnh lý thì bạn cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Còn các trường hợp, đau bụng bên trái thông thường không phải do bệnh lý thì bạn có thể tham khảo một số mẹo giảm đau sau đây.
- Gừng tươi: Gừng là vị thuốc dân gian có khả năng làm ấm bụng, tăng lưu thông cho máu. Một cốc trà gừng ấm có tác dụng giúp giảm cơn đau bụng trái hiệu quả.
- Mật ong: Được ví như loại kháng sinh tự nhiên giúp giảm nhanh triệu chứng đau và ổn định tiêu hóa rất tốt. Pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm và uống trực tiếp để dịu cơn đau tức thì.
- Lá bạc hà: Xay lá bạc hà cùng với gừng, tỏi và hòa hỗn hợp với nước ấm. Sau đó dùng uống mỗi ngày 2 lần để thấy được công dụng cải thiện cơn đau bụng bên trái.
- Lá ổi: Một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt chính là lá ổi. Thực hiện lấy phần búp ổi nôn và vài hạt muối đem sao nóng và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút. Sau đó bắc ra chắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần để đẩy lùi cơn đau bụng.
Trên đây là tình trạng đau bụng bên trái và những bệnh lý gây đau bụng trái. Mọi người cần tuyệt đối thận trọng vì rất nhiều căn bệnh nguy hiểm có dấu hiệu này. Như vậy, cần thường xuyên thăm khám định kỳ để được các bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh. Từ đó có được phương pháp xử lý kịp thời cũng như cách chữa trị hợp lý trong từng trường hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.