Chế độ ăn cho người đau dạ dày cần phải khoa học, kiêng khem nhiều thứ để có thể tránh được những cơn đau, cung như mau chóng hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị. Bài viết tổng hợp những thực phẩm người bệnh nên ăn và không nên ăn giúp quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Trong chế độ ăn dành cho người bị đau dạ dày do cách bệnh về đường tiêu hóa, cần chú ý tới những nhóm thức ăn nên ăn sau:
- Sữa, trứng: Những loại thực phẩm này có tác dụng đệm trung hòa axít trong dạ dày. Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát hoặc những chế phẩm từ trứng và sữa là những thứ nên ăn.
- Thực phẩm giàu đạm: Như thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om rất dễ hấp thu.
- Rau củ: Sử dụng rau non luộc hoặc nấu canh, nấu súp. Các loại rau củ nêni ăn chín.
- Thực phẩm ít mùi vị: Như tinh bột cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì, các loại khoai củ, cháo.
- Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).
Để có thể dễ dàng lựa chọn, dưới đây sẽ là 9 loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho người đau dạ dày do viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra. Bao gồm
Táo, hành tây và cần tây
Táo, hành tây và cần tây là những thực phẩm chứa rất nhiều Flavonoid.Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cách tốt nhất để có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn H. pylori chính là ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều Flavonoid. Đây được coi là những chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, giúp kiểm soát các phân tử phản ứng trong cơ thể. Việc này sẽ ngăn chặn chứng viêm nhiễm một cách triệt để, thích hợp với những người bị viêm dạ dày Hp.
Các thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh
Chất béo và protein có lợi được tìm thấy nhiều trong cá hồi hoặc cá mòi. Chúng đặc biệt có lợi đối với sức khỏe người bệnh, bởi có chứa nhiều Omega-3, chất này có tác dụng lớn trong việc chống viêm, kháng khuẩn… rất phù hợp với người đau dạ dày do viêm loét gây ra. Ngoài cá, các bạn cũng có thể gặp các loại chất béo có lợi ở dầu ô liu, lạc, bơ…
Xem thêm: Thực đơn cho người đau dạ dày do bác sĩ chuyên khoa chỉ định
Bổ sung tỏi vào chế độ ăn
Tỏi được biết là một loại gia vị có tác dụng kháng khuẩn rất tối, ngoài ra còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong tỏi có chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, nó có tác dụng đẩy lùi vi khuẩn Hp nhanh chóng. Các nghiên cứu về tác dụng của tỏi trên động vật cũng đã cho thấy kết quả phòng ngừa viêm dạ dày rất tốt.
Chế độ ăn nhiều cải xanh
Cải xanh là một loài thực vật thuộc họ cải có chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori . Giống như tỏi, các nghiên cứu về tác dụng của cải xoăn trên động vật cũng đã cho thấy kết quả phòng ngừa viêm dạ dày rất tốt.
Trà xanh – Có thể dùng sau bữa ăn
Catechin trà – một hợp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong lá trà xanh, được các nhà nghiên cứu khẳng định có thể giúp dạ dày chống viêm rất tốt. Điều đáng nói là catechin trà có thể hoạt động hoặc tác dụng nếu như sự gia tăng tỷ lệ chủng vi khuẩn dẫn đến kháng kháng sinh.
Rau lá xanh đậm và rau biển
Những loại thực phẩm có chứa calci và vitamin nhóm B như rau lá xanh đậm (cải xoăn và rau bina) và rong biển đều rất tốt nếu bạn không bị dị ứng với chúng.
Viêm dạ dày mãn tính có thể liên quan đến việc cơ thể thiếu hụt vitamin B12 do sự hấp thu quá kém của vitamin trong hệ tiêu hóa. Bổ sung vitamin B trong chế độ ăn uống là phương án tốt bạn nên thực hiện.
Sữa chua
Probiotics trong sữa chua hoặc một số loại thực phẩm lên men nhất định sẽ đem lại một lượng lớn lợi ích cho sức khỏe. Ăn sữa chua có thể cung cấp cho đường ruột của chúng ta rất nhiều vi sinh vật sống có ích để tăng cường hệ miễn dịch.
Hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu
Chất xơ trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và đậu có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm viêm dạ dày. Nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của người bệnh cùng với nhiều nước. Trái cây, rau tươi, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, đậu Hà Lan chính là những thực phẩm rất giàu chất xơ nhưng vẫn chứa một lượng dinh dưỡng vừa có lợi dạ dày lại vừa khỏe người.
Cam thảo, cây thì là hoặc hồi
Cam thảo, thì là và hồi có chứa một lượng nhất định một hợp chất có tên Glycyrrhizic. Chất này có tác dụng là, dịu dạ dày, hỗ trợ khả năng tiêu hóa ở ruột. Cùng với đó, hợp chất này được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng có đặc tính kháng viêm, ngừa đái tháo đường, chống oxy hóa và ngăn ngừa khối u, ngăn chặn sự xâm hại của virus rất hiệu quả.
Những chú ý trong chế độ ăn cho người đau dạ dày
Ngoài những thực phẩm nên ăn, các thực phẩm có hại cho dạ dày cũng là vấn đề mà người bệnh cần lưu tâm. Những nhóm thực phẩm cần tránh xuất hiện trong chế độ ăn của người đau dạ dày bao gồm:
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều acid: Các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt…
- Nhóm thực phẩm tạo hơi: Các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành…
- Nhóm thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…
- Nhóm thực phẩm làm tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…
Đặc biệt người bệnh nên tránh để các loại thức ăn như chuối tiêu, đu đủ, lạp sườn, giăm bông, đồ uống có ga, đồ chế biến sẵn… xuất hiện trong chế độ ăn của người đau dạ dày nhé!