Cây thầu dầu là một loài thực vật có hoa nguồn gốc từ vùng đông nam Địa Trung Hải, Đông Phi, Ấn Độ và vùng nhiệt đới. Có nhiều loại thàu dầu khác nhau nhưng phổ biến nhất là cây thầu dầu tía. Ở nước ta, loại cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai…
Đặc điểm cây thầu dầu
Thầu dầu là một loài cây bụi có tốc độ phát triển nhanh, chiều cao có thể lên đến 12 m. Lá cây bóng và dài từ 15 đến 45 cm. Cuống lá có từ 5 đến 12 thùy sâu với các phân răng thô. Ở một số giống cây thầu dầu, ban đầu cây có màu đỏ đậm hay nâu, dần dần sẽ chuyển dần sang màu xanh đậm. Đôi khi cây có màu đỏ nhạt lúc trưởng thành.
Lá cây thầu dầu có thể có màu xanh lá, xanh lục hoặc cũng có thể có màu tối. Quả thầu dầu thường có hình cầu, và có màu sắc sặc sỡ hơn cả hoa của chúng. Quả có hạt lớn hình bầu dục, sáng bóng, giống hạt đậu và chứa độc tính cao. Hoa thầu dầu thường có 2 màu là xanh lá và màu đỏ. Số lượng hoa đực (màu xanh, nhị màu kem) thường nhiều hơn hoa cái. Hoa cái thường mọc ra tại các gai có màu đỏ nổi bật.
Độc tính của cây thầu dầu
Trong hạt thầu dầu có chứa một loại protein rất độc có tên ricin. Sau khi ép dầu thì chất ricin sẽ nằm trong khô dầu, chính vì thế phần khô dầu không thể sử dụng được. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi, chất độc ricin có trong hạt thầu dầu này chỉ với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây chết người. Chỉ cần 3mg tiêm dưới da hoặc 180mg uống tương đương với 1 hạt thầu dầu cũng có thể gây độc với triệu chứng nôn mửa. Từ 3-4 hạt có thể khiến 1 đứa trẻ tử vong, 14-15 hạt là có thể khiến 1 người lớn tử vong. Sở dĩ như vậy là vì ricin là một chất gây vón hồng cầu và bạch cầu.
Tuy nhiên, khi tiêm chất ricin đã được đun lâu thì độc tính hầu như không còn nữa. Do đó, Đông y chỉ sử dụng thầu dầu làm thuốc đắp ngoài. Ricin bị phá hủy ở nhiệt độ cao, do đó khi ăn hạt thầu dầu đã nấu hay xào thì sẽ không xảy ra hiện tượng ngộ độc.
Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì?
Ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc và cả Việt Nam, hạt thầu dầu được sử dụng trong y học. Để chữa bệnh bằng cách băng bó vết thương hoặc uống trực tiếp. Một trong số đó phải kể đến tác dụng chữa bệnh trĩ.
Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Cách 1: Lấy 2-4 lá thầu dầu tía và 3 lá vông giã nát và cho vào miếng vải mỏng, đắp vào hậu môn ngồi lên trong 5 phút. Không ngồi lâu hơn. Thực hiện mỗi ngày 1 lần liên tục trong vòng 1 tuần, bệnh trĩ sẽ đỡ hẳn, sau 1 tháng thì khỏi bệnh.
Cách 2: Giã nhỏ lá thầu dầu cùng với lá và hoa dừa cạn đắp tại hậu môn rồi băng lại. Đồng thời uống bài thuốc sắc gồm: 20g dừa cạn, 16g đảng sâm, 20g cỏ mực, 10g sài hồ, 12g đương quy, 12g cam thảo, 10g trần bì, 12g hoàng kỳ, 10g thăng ma, 16g bạch truật. Mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần, liên tiếp trong 10 ngày. Sau khoảng 3-4 ngày thì uống liệu trình thứ 2.
Một số bệnh khác
Chữa đau đầu do cảm: Dùng lá thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương. Chỉ một lúc sau sẽ thấy đầu nhẹ và hết đau.
Chữa sa tử cung và trực tràng: Dùng hạt thầu dầu giã nát sau đó đắp lên đầu.
Sinh khó hay sót nhau: Giã nát 14 hạt thầu dầu đem rịt vào lòng bàn chân cả 2 bên. Ngay sau khi sinh xong phải tháo bỏ ra và rửa sạch lòng bàn chân.
Chữa liệt thần kinh mặt: Hạt thầu dầu giã nát đắp vào phía mặt nơi đối diện.
Thuốc để tẩy nhẹ: Dùng 10-30g hạt thầu dầu uống khi đói, sau 3-4 giờ sẽ đi ngoài nhiều lần mà không đau bụng.