Cây mắm biển là cây điển hình của hệ sinh thái vùng ngập mặn. Đây là loại cây đóng vai trò quan trọng giúp ngăn chặn sự xâm lấn của biển, sạt lở nước triều lên và biến đổi khí hậu. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cây mắm biển, lợi ích của loài cây này như thế nào ngay sau đây.
Thông tin cây mắm biển
Rừng ngập mặn không thể thiếu quần thể cây mắm biển. Đây là loài cây có giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, cây mắm biển lại là một trong số những cây đóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển hệ thống rừng ngập mặn.
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học, sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặt bắt đầu từ sự sinh trưởng và phát triển của cây mắm biển. Loài cây này có sức sống mãnh liệt. Sinh sôi, phát triển từ những bãi bùn ngâm mình trong nước mặn cho đến những khu đất rất cao.
Vai trò
Vai trò chính của cây mắm biển là cố định đất giúp phòng tránh sự xâm lấn của biển và phòng ngừa sạt lở đất. Bởi bộ rễ của loài cây này có cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống lòng đất. Đặc điểm của loài này có sức chịu sóng, gió và ngập mặn quanh năm
Phân loại
Tên khoa học của cây mắm biển là Avicennia marina. Mắm biến có nhiều loài khác nhau như mắm đen, mắm trắng hoặc mắm ổi…
- Avicennia alba: Mắm lưỡi đồng hay mắm trắng.
- Avicennia bicolor: Mắm hai màu.
- Avicennia balanophora.
- Avicennia marina: Mắm ổi.
- Avicennia lanata: Mắm quăn.
- Avicennia eucalypti folia: Mắm lá bạch đàn.
- Avicennia officinalis: Mắm đen.
Thành phần hóa học
Cây mắm biển có chứa các hợp chất uteolin 7-O-methyl ether, isorhamnetin 3-O-rutinoside và chrysoeriol 7-O-glucoside. Ngoài ra còn có các hợp chất phức tạp có tác dụng kết nối loại galactoside.
Công dụng
Được dùng làm củi đun, cất nhà, làm xuồng ghê. Nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu cây mắm cho biết rằng có thể sử dụng cây mắm biển trong chế biến dược liệu. Đồng thời, loài cây này có thể cung cấp sắc tố cho ngành công nghiệp thuộc da.
Để hiểu rõ hơn về cây mắm biển, cùng tìm hiểu hai loại phổ biến nhất là mắm biển trắng và mắm biển đen.
Cây mắm biển trắng
Cây mắm biển trắng có tên khoa học là Avicennia marina Vierh. Var. alba Bakhuiz, họ Verbenaceae.
Đặc điểm hình thái
Cây to hoặc cây nhỡ, phần cành từ gốc, cao khoảng 10 – 20m. Rễ hình dùi, mọc trên bùn. Cành non phủ lông xám hoặc trắng, cành bóng và già, có nhiều lỗ. Lá hình bầu dục thuông, mọc đối, đầu và góc nhọn, mép hơi lượn sóng, mặt bên trên nhẵn, mặt dưới có lông màu trắng, hai mặt của lá có tuyến tiết ra muỗi thừa, cuống lá cũng có lông trắng.
- Cây có thân to hoặc nhờ, cao từ 10 – 20m, cành mọc từ gốc.
- Rễ cây mắm biến mọc trên bùn có hình dùi. Có rễ phổi và rễ đất.
- Cành non phủ một lớp lông trắng hoặc xám. Cành già bóng, có nhiều lỗ.
- Lá cây có hình bầu dục, thuôn mọc đối xứng nhau. Đầu và góc lá nhọn, mặt trên nhẵn, dưới có lông màu trắng. Mép lá có hình hơi lượn sóng. Cuống lá có lông trắng.
- Hoa mắm biển trắng mọc thành chùm nhiều hoa nhỏ màu vàng.
Đặc điểm sinh thái
Cây mắm biển trắng ưa sáng, sinh trưởng, phát triển nhanh chóng trong đất bùn, cát, sét và độ mặn của nước mặn, lợ, mặn.
Đây là loại cây cho chồi gối và ra hoa vào đầu mùa hè từ tháng 4 – tháng 6 dương lịch. Ra quả vào tháng 9 – 11 dương lịch. Điều đặc biệt, chỉ vài giờ sau khi quả mắm biển trắng rụng cây mầm bên trong sẽ hút hết nước ra, rồi làm vỡ vỏ bao ngoài quả, sinh trưởng phát triển thành cây mới.
Mắm biển trắng thường chiếm các diện tích mới bồi ở ven biển, ở nơi mà có thủy triều lên xuống hàng ngày. Nhìn chung đất sinh trưởng và phát triển phù hợp của loài cây này là đất bùn nơi có thủy triều lên xuống.
Bộ phận được sử dụng của cây mắm biến trắng là hạt, vỏ, rễ.
Cây mắm biển đen
Cây mắm biển đen có tên khoa học là Avicennia Marina (Forsk.) Vierh và tên đồng nghĩa là Secura Marina Forsk.
Đặc điểm hình thái
Là cây gỗ to có thể cao đến 15m, có nhiều cành. Cành non của cây mắm biển đen có 4 góc.
Lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá xoan hình bầu dục hoặc xoan ngược. Lá dài từ 3 – 7cm, rộng từ 1 – 3 cm. Mặt trên có màu lục sáng, không lông. Mặt dưới màu xanh xám, có gân phụ mảnh, cuống lá dài khoảng 4 – 15cm. Mỗi cành nhỏ có từ 5 – 7 cặp lá đối xứng.
Hoa màu vàng nâu, có 4 nhụy, vòi nhụy ngắn. Quả cây mắm biển đen nhỏ, hình xoan, có lông màu xám. Hoa quả ra quanh năm.
Bộ phận được sử dụng là rễ, vỏ thân, quả.
Đặc điểm sinh thái
- Cây ưa sáng, có khả năng chịu mặn giỏi. Có thể sống được ở môi trường nước mặn hoặc nước lợ. Mắm biển đen thường sống cố định tại bãi lầy.
- Vở cây mắm biển đen có chứa nhiều lapachol và tamin.
- Lá có chứa nhiều đạm nên được sử dụng làm phân xanh. Quả mắm biển đen có thể ăn được.
- Hoa là nguồn để nuôi ong lấy mật, thân cây để lấy củi.
- Vỏ thân và rễ có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh phong.
Cây mắm biển có tác dụng chữa bệnh gì?
Trong Đông y, cây mắm biển là một vị thuốc nam quý, có nhiều tác dụng điều trị bệnh. Chẳng hạn như:
- Chữa bệnh phong (hủi): Sử dụng vỏ cây mắm biển chế biến dưới dạng cao mềm hoặc lỏng hoặc dùng vỏ cây ngâm rượu uống.
- Chữa viêm loét: Pha 50% cao mắm lỏng với 50% nước rồi đắp vào vết loét.
- Hỗ trợ điều trị ưng thư, ngăn ngừa và điều trị ung loét, sưng đau.
- Chữa mất ngủ, an thần và suy nhược thần kinh.
- Trị bệnh hoại tử: Sử dụng lá cây mắm biển nhai nhuyễn rồi thêm một ít muối, dùng đắp lên vị trí bị thương. Nếu vết thương lành, không bị lở loét thì đắp kín, còn lở loét thì chừa lại chỗ trống để chất độc có thể được loại bỏ ra ngoài. Thay thuốc 1 lần/2 ngày.
- Chữa lở loét, viêm da: Lấy lá mắm biển rửa sạch, đun sôi với nước. Chắt lấy nước uống là được. Uống nước này còn giúp trợ tim và mát gan.
- Ở Ấn Độ còn sử dụng hạt mắm biển làm thuốc kích dục. Quả xanh giã nát đắp vào vùng bị áp xe mưng mủ sẽ nhanh chóng khỏi.
- Có thể dùng tro gỗ của cây mắm biển làm bột giặt thay xà phòng do có chứa lượng lớn alcaline.
- Người dân miền Nam nước ta sử dụng cây mắm biển đuổi muỗi.