Dạ dày là cơ quan tiêu hóa quan trọng trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của dạ dày trong quá trình tiêu hóa quan trọng như thế nào qua bài viết dưới đây.
Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của cơ thể con người. Dạ dày có hình dạng giống như một chiếc túi lớn, một đầu được nối với thực quản và tá tràng, một đầu được nối với ruột non. Hình dáng của dạ dày hơi giống chữ J, dung tích của dạ dày khoảng 3 lít nước.
Khi chụp X-quang sẽ thấy được cấu tạo dạ dày của trẻ em, người già, người thấp béo có hình dáng giống chiếc sừng bò. Người cao gầy thì có hình giống móc câu. Người có cơ thể vạm vỡ thì dạ dày có hình chữ J. Dung tích của dạ dày có thể tăng trưởng theo thời gian.
Trong cơ thể chúng ta dạ dày được chia thành những phần như sau:
- Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc dạ dày ngăn cách với phần thực quản của cơ thể.
- Thân vị: Thân vị là nơi chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogene.
- Đáy vị: Phần đáy vị này bình thường được dùng để chứa không khí.
- Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt được gọi là cơ thắt môn vị.
Dạ dày gồm có 5 lớp bao gồm: Thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc, lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Mỗi lớp sẽ giữ một nhiệm vụ riêng, các lớp luôn có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau cũng thực hiện các chức năng của dạ dày.
Chức năng của dạ dày
Chức năng của dạ dày trong cơ thể đó là:
- Nghiền nát cơ học thức ăn được đưa vào cơ thể và thấm dịch vị lên thức ăn đã được nghiền nát.
- Dùng enzym tiêu hóa trong dịch vị để phân hủy thức ăn.
Để đảm bảo dạ dày luôn hoàn thành tốt công việc của mình trong cơ thể mỗi người cần phải biết cách chăm sóc và bảo vệ của dạ dày đúng cách. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của dạ dày.
Hạn chế ăn những thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn đã qua tinh chế, đồ ăn đóng gói. Không ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, không ăn đồ chua lúc bụng còn đang đói, giảm bớt những thực phẩm khó tiêu.
Mọi người cần ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no và cũng không để bụng quá đói rồi ăn quá nhiều một lúc để bù lại sẽ khiến dạ dày dễ bị tổn thương làm cho chức năng của dạ dày bị giảm sút. Cần nghỉ ngơi đúng giờ giấc, không nên thức quá khuya sẽ khiến dạ dày bị tổn hại do không có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi và quan trọng hãy nhớ không nên ăn uống trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá sức.
Chức năng của dạ dày rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, nếu dạ dày bị hư hại sẽ sinh ra rất nhiều bệnh tật nguy hiểm cho cơ thể do vậy mọi người hãy luôn chú ý bảo vệ dạ dày.
Xem thêm: Bệnh đau dạ dày.
Thói quan khiến bạn mắc các bệnh liên quan đến dạ dày
Bị đau dạ dày là một trong những căn bệnh thuộc về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương đi kèm những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về nguyên nhân thường gặp gây ra những căn bệnh liên quan đến dạ dày, để biết cách phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời và đúng cách.
- Ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Ăn uống không đúng giờ đúng giấc, ăn quá no, quá đói, dùng nhiều thức ăn chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia, sử dụng cà phê, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, sử dụng các loại thuốc Tây quá nhiều… là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày, do đó bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày.
- Stress, mệt mỏi quá nhiều cũng là một nguyên nhân làm cho dạ dày bạn bị tổn thương và gây nên tình trạng đau dạ dày. Do đó, chúng ta cần sắp xếp công việc một cách khoa học để có thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Loại vi khuẩn này sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị teo đi, làm giảm khả năng tiết acid hạn chế các chức năng của dạ dày và gây nên bệnh ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.