Buồn nôn khó chịu trong bụng không phải một bệnh mà là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Buồn nôn có thể chỉ là hiện tượng sinh lý hoặc một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng nhiều trường hợp nó lại là biểu hiện bệnh lý, thậm chí bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người.
Buồn nôn khó chịu trong bụng là gì?
Buồn nôn là sự khó chịu ở dạ dày đi kèm với cảm giác báo hiệu thôi thúc mạnh mẽ nôn mửa các chất dịch, thức ăn trong bụng ra ngoài.
Nguyên nhân gây buồn nôn khó chịu trong bụng
Những cơn buồn nôn có thể đến bất chợt mà không có lý do rõ ràng. Buồn nôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Say tàu xe: Là cảm giác buồn nôn mà một số người hay gặp mỗi khi đi du lịch bằng xe hơi, tàu hỏa, máy bay qua những khung đường bị xóc, có tiếng ồn lớn của động cơ. Mỗi khi chuyển động như vậy, tác động tín hiệu truyền đến não từ hệ thống tiền đình nằm sau ốc tai để duy trì tư thế, dáng, phối hợp cử động của mắt, thân mình xác định vị trí mâu thuẫn nhau gây ra biểu hiện buồn nôn.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Do ăn thực phẩm một lượng quá nhiều, dạ dày không thể co bóp, tiêu hóa kịp cũng như đồ ăn có chứa nhiều chất béo, chất cay nóng, đồ uống có gas…
- Ngộ độc thực phẩm: Thức ăn được chế biến từ nhiều nguồn khác nhau qua tay người tiêu dùng không được sạch sẽ, bẩn, nhiễm hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật.
- Ốm nghén trong giai đoạn mang thai: Khi phụ nữ mới có thai thì tình trạng ốm nghén rất hay phổ biến. Phụ nữ mang thai thường cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng, buồn nôn nhiều lần trong một ngày.
- Tâm trạng lo lắng, hoảng loạn: Hormone adrenaline đi vào máu tác động kích thích tim đập nhanh hơn, kích thích đổ mồ hôi, thở nhanh, cảm thấy bồn chồn, lo lắng biểu hiện gây ra buồn nôn.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Nhiều loại thuốc kháng sinh sử dụng có thể khiến người bệnh bị đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trước khi sử dụng thuốc cần phải hỏi chính xác liều dùng, tác dụng phụ mà bác sĩ kê đơn cho.
- Bệnh về đường tiêu hóa.
- Loét dạ dày: Khiến người bệnh cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu mà khi ăn thực phẩm vào vết loét lập tức gây nôn.
- Tắc ruột: Gây ra những cơn đau đột ngột, dữ dội kèm theo nôn tống hết thức ăn trong dạ dày ra ngoài.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Sự trào ngược của axit từ dạ dày lên miệng hay xảy ra và thường gặp nhất vào ban đêm do tư thế khi nằm ngủ, thức ăn thừa còn sót lại trào ngược lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn.
- Nhiễm trùng: Các thực phẩm bẩn khi được hấp thụ vào cơ thể có chứa virus, vi khuẩn gây ra viêm nhiễm dạ dày.
- Bệnh về tim mạch: Những người thường gặp những vấn đề về tim, tim đập nhanh, đau ngực, huyết áp không ổn định, khả năng lưu thông máu đến não kém gây ra hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…
- Viêm tụy, sỏi túi mật, sỏi thận: Cơn đau quặn, dữ dội khiến người bệnh không chịu đựng nổi, nôn ra dịch mật, dịch dạ dày.
- Biến chứng bệnh tiểu đường: Buồn nôn có thể liên quan đến biến chứng cấp tính tiểu đường typ 1 gây ra.
Buồn nôn khó chịu trong bụng nên ăn gì?
Khi người bệnh cảm thấy buồn nôn khó chịu thì việc lựa chọn những thực phẩm hỗ trợ làm giảm dấu hiệu này thực sự cần thiết.
- Chuối: Một thực phẩm bổ dưỡng giúp đẩy các chất hóa học gây buồn nôn ra khỏi cơ thể, bổ sung lấy lại năng lượng sau khi nôn.
- Gừng: Không chỉ chống lão hóa, làm đẹp da, giảm đau mỏi cơ, trị cảm mà còn giúp giảm buồn nôn một cách hiệu quả.
- Bạc hà: Có thể dùng kẹo bạc hà mỗi khi đi tàu xe để cảm thấy dễ chịu, thoải mái đầu óc ngừng dấu hiệu buồn nôn.
- Nước lọc: Uống từng ngụm nhỏ sau khi cảm thấy thoải mái mới uống nhiều hơn để có thể tránh những cơn đau đầu kèm theo buồn nôn.
- Bánh: Nhai bánh quy hoặc bánh mì vì trong chúng có chất tinh bột, hấp thu axit dạ dày, hạn chế buồn nôn.
- Vỏ cam, quýt: Khi bị say tàu xe dùng áp vỏ lên mũi hít giữ một lúc có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm nên kiêng ăn khi bị buồn nôn khó chịu như: sữa, bơ, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, trái cây rau sống…
Chữa buồn nôn khó chịu trong bụng như thế nào hiệu quả?
Để điều trị được hiệu quả dấu hiệu cần phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra:
- Điều trị bằng thuốc: Dùng thuốc chống nôn và tránh xa các loại thuốc có tác dụng phụ kích thích, tăng cảm giác buồn nôn.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Khi dạ dày bị rối loạn nên ăn, uống từng chút để làm đầy, dùng loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh ăn những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế uống rượu bia và đặc biệt không được nằm ngay sau khi ăn vì dễ làm đau dạ dày, chậm quá trình tiêu hóa.
- Việc di chuyển khiến dạ dày kích thích gây buồn nôn: Ngồi một chỗ yên tĩnh, hít thở thật sâu, tránh những mùi hương nồng nặc.
- Điều trị y tế: Nếu nôn quá nhiều lần trong ngày người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi kèm theo những triệu chứng khác thì nên đến ngay cơ sở y tế để nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
Ngoài ra, một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục tạo lối sống lành mạnh giảm stress, giảm dấu hiệu buồn nôn khó chịu và còn tốt cho toàn bộ cơ thể.
Buồn nôn khó chịu trong bụng có thể chỉ là triệu chứng nhẹ tự nhiên xuất hiện theo phản xạ cơ thể nhưng nếu nôn quá nhiều lần trong ngày dẫn theo những dấu hiệu mệt mỏi, đau đớn các bộ phận thì hãy coi chừng vì tiềm ẩn đằng sau đó là căn bệnh khó lường.