Dịch mật chỉ được tiết ra một lượng vừa đủ mỗi ngày để tiêu hóa thức ăn. Nếu tình trạng trào ngược dịch mật diễn ra nhiều lần sẽ gây ra nhiều diễn biến nguy hại đến dạ dày, thực quản. Do đó, bạn cần tham khảo ngay những thông tin về chứng trào ngược dịch mật trong bài viết này để có phương án xử lý phù hợp.
Trào ngược dịch mật là gì?
Dịch mật là chất lọc được tiết ra từ gan và dự trữ trong túi mật với đặc trưng là màu vàng hơi ngả xanh. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, một phần dịch mật được đẩy xuống tá tràng thông quá túi mật và ống dẫn mật. Chúng có tác dụng cùng với các dịch vị khác để tiêu hóa lượng thức ăn. Đặc biệt, đây là dịch giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
Như vậy, có thể thấy dịch vị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn ở tá tràng. Tuy nhiên nó chỉ hoạt động trong phạm vi tá tràng và được cản không cho trào ngược lên dạ dày nhờ một cơ van ở môn vị dạ dày. Trong một số trường hợp, cơ van này hoạt động không bình thường dẫn đến dịch mật bị trào ngược lên dạ dày hay cả thực quản. Tình trạng này gọi là trào ngược dịch mật.
Mặc dù không phải chứng bệnh phổ biến, nhưng trào ngược dịch mật được đánh giá là tình trạng rất nguy hiểm tuyệt đối không thể chủ quan. Trào ngược dịch mật không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây trào ngược dịch mật
Tình trạng trào ngược dịch mật thường hiếm gặp. Đối với các trường hợp cơ van môn vị dạ dày hoạt độc bất thường thì mới có thể thể gây nên hiện tượng này. Cụ thể một số yếu tố sau đây gây trào ngược dịch mật:
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Các tổn thương viêm loét tại niêm mạc dạ dày tá tràng sẽ tác động lên cơ mông bị làm cho trương lực của cơ môn vị gặp vấn đề dẫn đến trào ngược dịch mật.
- Phẫu thuật túi mật: Người gặp phải một số chứng bệnh liên quan đến túi mật như viêm túi mật, u túi mật, sỏi túi mật,… sau khi phẫu thuật sẽ có thể dẫn đến trào ngược dịch mật.
- Biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày: Các trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày thì có thể gây tác động đến cơ môn vị. Khiến cho phần cơ môn vị đóng mở không kín, dịch mật sẽ bị trào ngược lên.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp
Thông thường các biểu hiện của trào ngược dịch mật cũng khá giống so với trào ngược thực quản. Do đó không ít người nhầm lẫn giữa trào ngược dạ dày và trào ngược dịch mật. Trên thực tế đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Một số triệu chứng của trào ngược dịch mật như sau:
- Đau bụng thượng vị: Những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài phía trên rốn và dưới xương ức. Kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào ở bụng thường xuyên.
- Ợ nóng, đắng miệng: Trào ngược dịch mật cũng gây ợ nóng nhưng dịch mật khiến cho bệnh nhân đắng miệng nhiều hơn.
- Buồn nôn và nôn ra chất lỏng màu vàng ngả xanh: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dịch mật. Vì dịch mật có màu vàng ngả xanh và có vị đắng nên dễ dàng nhận biết hơn là trào ngược dạ dày thông thường.
- Ho khan, khản tiếng: Tác động của dịch mật lên niêm mạc họng có thể gây bỏng và làm tổn thương niêm mạc dẫn đến triệu chứng khàn giọng, ho khan, mất tiếng gây khó khăn trong giao tiếp.
- Triệu chứng khác: Cũng giống như tình trạng trào ngược dạ dày, trào ngược dịch mật cũng gây ra các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon, sụt cân…
Xem ngay: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết
Phương pháp điều trị trào ngược dịch mật
Dùng thuốc
Điều trị trào ngược dịch mật chủ yếu đi vào cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tái phát. Cụ thể, người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau đây.
- Thuốc ức chế bơm proton: Tuy nhiên đây không phải là loại thuốc được ưu tiên sử dụng. Thuốc này có tác dụng giảm lượng acid mật tiết ra nhưng cũng gia tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng trào ngược dịch vị.
- Thuốc làm giảm hay loại bỏ dịch mật khỏi dạ dày: Questran, Colestid, cisaprid…
- Thuốc giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn: Ursodeoxycholic
Phẫu thuật
Ngoài các phương pháp bảo tồn dùng thuốc, bệnh trào ngược dịch mật còn được chữa trị bằng cách phẫu thuật.
- Phương pháp Roux-en-Y: Bệnh nhân có thể chữa khỏi trào ngược dịch mật từ 50 -90% nhờ sử dụng phương pháp này. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật nối ống mật với hỗng tràng. Điều này giúp lượng dịch mật sẽ được chuyển đến hỗng tràng thay vì đổ trực tiếp vào tá tràng như bình thường.
- Phương pháp Antireflux: Phẫu thuật gói phần dạ dày nằm ngay gần thực quản vào khâu vòng quanh cơ thắt. Điều này giúp khắc phục tình trạng co thắt của cơ vòng thực quản. Khi cơ vòng thắt chặt thì acid cũng như dịch mật không thể trào ngược lên được nữa.
Các biện pháp phòng tránh
Giống như các bệnh tiêu hóa khác, trào ngược dịch mật có thể tái phát nếu bạn không biết cách phòng tránh, ngăn ngừa hợp lý. Mọi người nên lưu ý một số điều sau đây để kiểm soát bệnh trào ngược dịch mật:
- Không ăn quá no, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn mỗi ngày.
- Hạn chế nằm ngay sau khi ăn, chỉ nên nằm sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
- Ngủ kê cao gối hơn chân khoảng từ 10 – 15 cm.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp: Không ăn nhiều chất béo, thực phẩm có tính acid, đồ uống có ga và các loại gia vị…
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, cafe và chất kích thích
- Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải nhất.
- Không thức khuya, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress.
Như vậy, những thông tin về căn bệnh trào ngược dịch mật này có thể giúp bạn bảo vệ tốt hệ tiêu hóa của mình. Đặc biệt, bạn và người thân cần thường xuyên thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có các điều trị phù hợp. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.