Tài nguyên rừng là yếu tố quan trọng nhất của bầu sinh quyển. Nó đóng vai trò to lớn trong hệ sinh thái, môi trường, sự sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Hiện nay tài nguyên rừng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
Tổng quan về tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên. Đây là loại tài nguyên có khả năng tái tạo được. Tuy nhiên, nếu việc khai thác, sử dụng không đúng, bừa bãi thì có thể dẫn đến suy thoái và không thể tái tạo được.
Vai trò của tài nguyên rừng
- Có vai tròng vô cùng quan trọng đối với bầu sinh quyển, khí hậu, đất đai, mùa màng.
- Điều hòa nhiệt độ, ngăn chặn hiện tượng hiệu ứng nhà kính, điều hòa không khí, nguồn nước, bảo vệ môi trường.
- Cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm, các lâm đặc sản rừng.
- Ngăn ngừa, hạn chế các hiện tượng thiên tai như mưa bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ lụt, biển xâm chiếm…
- Là nơi cư trú, sinh sống và phát triển của nhiều loài động thực vật, đa dạng hệ sinh thái.
- Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên rừng để khai thác, chế biến, sử dụng các sản phẩm phục vụ đời sống.
Phân loại tài nguyên rừng
Ở các nới có khí hậu khác nhau thì tài nguyên thiên nhiên rừng cũng sẽ khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân loại tài nguyên rừng nhưng chủ yếu dựa vào:
Kiểu thảm thực vật
Sự hình thành những thảm thực vật tự nhiên với địa lý, điều kiện khí hậu có liên quan chặt chẽ được việc hình thành các kiểu rừng. Những kiểu thảm thực vật rừng trên thế giới gồm:
Rừng mưa nhiệt đới
Đây là loại rừng có độ đa dạng sinh học cao nhất. Chế độ mưa, nhiệt độ, gió mùa của rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp nên thành phần loài, cấu trúc rừng của loại rừng này cũng rất phức tạp.
Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo lưu vực sông Congo (Châu Phi), sông Amazone (Nam Mỹ), Malaysia, Ấn Độ.
Rừng lá kim (rừng Taiga) vùng ôn đới
Phân bố ở vùng núi cao nhiệt đới như ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Trung Quốc. Loại rừng này có thành phần khá đồng nhất nhưng năng suất lại thấp hơn nhiều so với vùng nhiệt đới.
Rừng rụng lá ôn đới
Được phân bố ở vùng nhiệt đới và vùng thấp hơn. Rừng rụng lá ôn đới phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản và một phần ở Trung Quốc.
Tính chất mục đích sử dụng
Tài nguyên rừng dựa vào tính chất, mục đích sử dụng được chia thành những loại sau:
Rừng đặc dụng
Đây là loại rừng có mục đích bảo tồn sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, các nguồn gen động thực vật quý hiến, bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử, phục vụ nghiên cứu khoa học. Hoặc dùng để nghỉ ngơi, du lịch sinh thái.
Rừng đặc dụng gồm: Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu lịch sử, văn hóa và môi trường.
Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước, đất, hạn chế biến đổi khí hậu, chống hạn hán thiên tai, xói mòn, bão lũ. Thường được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển và rừng phòng hộ chống cát bay.
Rừng sản xuất
Là những loại rừng dùng với mục đích để sản xuất kinh doanh gỗ, động thực vật rừng, đặc sản rừng đồng thời bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân diện tích rừng và suy thoái rừng
Theo thống kê từ năm 1960 – 1990, độ che phủ rừng trên toàn thế giới bị giảm gần 13%, từ 37 triệu km2 xuống còn 32 triệu km2, tốc độ giảm trung bình hàng năm là 160.000 km2. Sự suy giảm này xảy ra lớn nhất ở rừng nhiệt đới, điển hình là rừng Amazone ở Brazil.
Những loại rừng bị tàn phá nhiều là:
- Rừng khô nhiệt đới khoảng 70%
- Rừng ôn đới lá rộng và rừng hỗn hợp khoảng 60%
- Rừng ẩm nhiệt đới khảng 45%
- Rừng lá kim khoảng 30%
Tài nguyên rừng nguyên sinh ở châu Á mất nhiều nhất, chiếm khoảng 70%. Nguyên nhân diện tích rừng bị suy giảm, rừng thoái hóa do nhiều yếu tố, chủ yếu do:
Mở rộng diện tích đất nông nghiệp
Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang canh tác nông nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến diện tích rừng bị suy giảm. Hiện nay, việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sản xuất lương thực ở châu Mỹ La Tinh diễn ra chậm hơn với châu Phi và châu Á.
Khai thác gỗ và những sản phẩm rừng
Tốc độ suy giảm rừng ở nhiều quốc gia hiện nay là do đẩy mạnh khai thác tài nguyên rừng phục vụ cho phát triển nền kinh tế và xuất khẩu.
Việc khai thác, buôn bán gỗ diễn ra mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê, ở khu vực này chiếm đến gần 50% trên thế giới, điển hình là ở Malaysia và Philippine.
Chặt phá rừng lấy củi
Nhu cầu dùng củi để đun nấu vẫn còn cao, nhất là ở châu Phi. Do đó, chặt phá rừng để lấy củi đốt cũng là một trong những nguyên nhân là cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt.
Chăn thả gia súc
Các loại gia súc như trầu bò, cừu dê chăn thả đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho diện tích rừng ngày càng bị suy giảm. Theo thống kê ở châu Mỹ La Tinh, tài nguyên rừng bị suy thoái do sản xuất nông nghiệp nhỏ chỉ chiếm 35%, còn lại là do chăn thả gia súc.
Cháy rừng
Là nguyên nhân tài nguyên rừng suy thoái khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như ở Mỹ, năm 2000 có đến 2,16 triệu ha rừng bị cháy. Ở Indonesia đợt cháy rừng xảy ra vào năm 1977 có đến gần 1 triệu ha rừng bị thiêu hủy…
Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản
Để phục vụ cho kinh doanh, nhiều diện tích rừng bị phá hủy để trồng cây công nghiệp, cây đặc sản. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến mục đích thu được lợi nhuận khổng lồ mà không quan tâm đến môi trường.
- Ở Pêru, người dân chặt phá rừng lấy đất để trồng côca sản xuất socola. Theo ước tính, diện tích của loại cây này chiếm đến 1/10 diện tích rừng của Pêru.
- Ở Thái Lan, diện tích rừng chặt phá để trồng sắn phục vụ cho xuất khẩu, hoặc côca.
- Nhiều nước khác trên thế giới phá rừng nguyên sinh để trồng cây công nghiệp như cao su, cọ dầu.
Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác làm suy giảm tài nguyên rừng. Chẳng hạn như:
- Các dự án phát triển kinh tế xã hôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện.
- Chính sách đất đai, quản lý rừng.
- Chính sách về di cư, định cư.