Nước ta có diện tích rừng lớn nên vào mùa hanh khô thường có nguy cơ bị cháy rừng. Mặc dù các địa phương đều tích cực phòng và chống cháy rừng nhưng nhiều vụ cháy rừng vẫn diễn ra. Vậy thực trạng cháy rừng ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Cháy rừng hay lửa rừng là hiện tượng lửa phát sinh trong một khu rừng tác động, tiêu hủy một vài hoặc tất cả những thành phần của khu rừng đó. Đám cháy có thể được kiểm soát hoặc không thể kiểm soát.
Nguyên nhân gây ra cháy rừng thường gặp
Cháy rừng thường xuất phát từ hai nguyên nhân: Do phát sinh từ tác động của con người hoặc do điều kiện thời tiết tự nhiên.
Đốt rừng
Con người dùng lửa để đốt rừng với mục đích làm nương rẫy hoặc mang lại những sử dụng khác thay thế rừng.
Cháy rừng tự phát sinh trong tự nhiên
Tình trạng cháy rừng tự phát sinh này đống vai trò quan trọng trong quá trình diễn thế rừng. Nguyên nhân gây cháy rừng tự nhiên là do sâu bọ. Dịch bệnh phát triển mạnh, cây cối phát triển yếu hơn, nhiều cây chết, gỗ khô. Kết hợp với những hiện tượng thời tiết khác như nắng nóng kéo dài, thời tiết hanh khô kết hợp với không khí nóng sẽ tạo ra những trận cháy rừng lớn.
Sau đó một thời gian các hạt giống còn sót lại hoặc do chim thú, gió, nước đem đến sinh sôi và phát triển trở lại. Nhưng cũng có thể gây ra hậu quả không thể tái sinh, cây cối không mọc lại được trên khu vực đã xảy ra cháy rừng.
Thực trạng cháy rừng ở Việt Nam
Theo thống kê 2016 của Tổng cục Lâm nghiệp:
- Năm 2016, nước ta đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng. Diện tích rừng thiệt hại hơn 3000 ha.
- Năm 2017, cả nước xảy ra 182 vụ cháy rừng lớn nhỏ, diện tích rừng thiệt hại là hơn 350 ha.
- Đến đầu năm 2018, có nhiều vụ cháy rừng đã xảy ra trên nhiều địa phương. Chẳng hạn như Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Gia Lai, Đắc Lắc, Vũng Tàu, Bình Thuận, Kiên Giang, Cà Mau… Mặc dù chưa gây thiệt hại lớn về tài nguyên và người nhưng lại cho biết diễn biến của thời tiết; cần phải nâng cao ý thức cộng đồng trong phòng chống cháy rừng.
Hậu quả của cháy rừng
Cháy rừng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
- Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
- Lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, lũ quét (nếu cháy rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ).
- SInh vật, động thực vật bị thiêu hủy, dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Ô nhiễm không khí. Khói bụi bay vào không khí khiến cho vùng trời xung quanh bao trùm trong khối không khí bụi bẩn. Người dân sống trong khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây bệnh tật.
- Thiệt hại về kinh tế, cuộc sống con người, xác hội bị ảnh hưởng trầm trọng.
Những hệ lụy này hàng chục năm sau con người cũng không dễ dàng khắc phục. Vì thế, việc chủ động phòng chống cháy rừng đã và đang được đặt lên hàng đầu cho cả xã hội, đặc biệt vào mùa khô, nắng nóng, nguy cơ cháy rừng dễ xảy ra hơn.
Biện pháp phòng chống cháy rừng ở Việt Nam
Để có thể phòng chống cháy rừng hiệu quả thì cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Ngày 11/2/2019, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công điện số 156/CĐ-TCLN-KL gửi đến các tỉnh đề nghị khẩn trương thực hiện triển khai những biện pháp phòng chống cháy rừng.
Tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy rừng
Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân về pháp luật phòng chống và chữa cháy rừng. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục nâng cao cảnh giác phòng chống cháy rừng.
Tuyên truyền trên loa truyền thanh thường xuyên. Các huyện và cơ sở tổ chức họp dân, vận động ký cam kết khi dọn đốt nương rẫy không để cháy lan vào rừng.
Những chủ rừng thì cần phải có cam kết phòng chống cháy rừng khi tham gia trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh.
Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy. Vận động, tuyên truyền cho người dân không đốt rừng làm nương rẫy bừa bãi.
Xử lý nhanh, kịp thời cháy rừng
Đối với địa phương xảy ra cháy rừng thì cần phải chủ động xử lý nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, cần làm rõ được nguyên nhân, xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm về luật phòng chống và chữa cháy rừng.
Khen thưởng cá nhân, tổ chức có thành tích trong phòng, chữa cháy rừng
Có chế độ khen thưởng cho cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong việc phòng chống và chữa cháy rừng. Nhờ vậy mà mỗi người dân có ý thức hơn trong việc tham gia phòng cháy, chữa cháy. Cũng như phát huy tốt nhất sức mạnh tập thể của toàn dân từ đó xử lý nhanh, kịp thời nếu có cháy rừng xảy ra.
Tăng cường kiểm tra, rà soát
Các hạt kiểm lâm huyện cần phải tăng cường kiểm soát các biện pháp phòng chống chữa cháy rừng của từng đơn vị, địa phương.
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ người ra vào rừng.
- Phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng những vụ cháy khi vừa phát sinh.
- Phân công, bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, gác trực vào mùa cao điểm, nắng nóng, hanh khô.
- Thực hiện quy chế phối hợp giữa các liên ngành như kiểm lâm, quân đội, công an… trong bảo vệ và phòng chống, chữa cháy rừng.
- Có những biện pháp như đảm bảo lực lượng, trang thiết bị, hậu cần, thường trực… Điều này giúp ứng phó kịp thời trong các tình huống cấp bách khi xảy ra cháy rừng.
- Kiểm tra thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Cần duy trì chế độ thường trực 24/24 trong mùa khô nhằm kiểm soát chặt chẽ; giảm thiểu nguy cơ bị cháy rừng hoặc phát hiện địa điểm cháy kịp thời.
- Nghiêm cấm mọi người dân hoặc chủ rừng tự ý xử lý đốt rừng.
Theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên
Theo dõi và cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên sẽ giúp dự đoán được cấp cháy rừng nếu xảy ra. Từ đó, chỉ đạo, bố trí lực lượng, có các cách xử lý phù hợp, kịp thời.
Trên đây là thực trạng cháy rừng ở Việt Nam hiện nay. Cũng như những hậu quả, biện pháp phòng chống và chữa cháy rừng. Mỗi người dân cần ý thức hơn trong việc phòng ngừa để giảm thiểu tối đa các vụ cháy rừng.