Hoa hòe là loại cây thân gỗ, là vị thuốc quý được trồng phổ biến ở nước ta. Nhiều nơi đã chế biến hoa hòe thành các sản phẩm có giá trị và giao bán trên thị trường. Vậy hoa hòe có tác dụng gì? Bạn đọc có thể tham khảo thông tin mà chúng tôi đưa ra trong bài viết dưới đây, từ đó tìm ra giải pháp sử dụng hoa hòe hợp lý nhất.
Hoa hòe có tác dụng gì?
Hoa hòe hay còn được gọi là hòe hoa mễ, hòe mễ hoặc hòe hoa. Cây hoa hòe có chiều cao từ 7 tới 10m, một số cây cao tới 25m, nhánh nhỏ của hoa hòe có màu xanh lục, có hoặc không có lông. Hoa của cây hoa hòe có màu trắng xanh, dài từ 15 tới 30cm, mọc thành từng chùm. Loại cây này sống khá lâu nên phải mất từ 3 – 5 năm mới có thể thu hoạch được hoa, ở nước ta hoa hòe được trồng nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Đông y cho biết, nụ hoa hòe có tính hàn, vị đắng nhẹ, quy kinh can, đại tràng có tác dụng lương huyết, chỉ huyết gây hưng phấn nhẹ giúp chống viêm, hạ mỡ máu, chống viêm loét và co thắt.
- Tác dụng giảm mỡ máu: Hoa hòe có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol ở cửa động mạch và trong máu của gan. Đối với trường hợp bị xơ vỡ động mạch thực nghiệm, hoa hòa có phòng trị rất tốt.
- Hạ cholesterol: Nhờ những hợp chất hóa học phong phú, hoa hòe có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc chứng xơ mỡ động mạch ở người cao tuổi, người cao huyết áp. Bên cạnh đó hoa hòe giúp làm giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và chống co thắt.
- Hoa hòe tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã bị tổn thương.
- Chống tiêu chảy: Việc uống nước hoa hòe thường xuyên sẽ giúp kích thích niêm mạch ruột sinh chất tiết dịch làm giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Hoa hòe trị bệnh gì?
Giúp cầm máu, hạ nhiệt: Các thành phần có trong hoa hòe như chất chống oxy hóa (gồm glucozo, kaemferol, quercetin). Đặc biệt là chất rutin chiếm 34% hàm lượng trong hoa hòe mang tới tác dụng giảm tính thẩm thấu các mao mạch và tăng cường độ bền các mao mạch từ đó giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu.
Hoa hòe chữa bệnh trĩ
Một trong những tác dụng không thể không nhắc tới của hoa hòe đó là điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Tuy nhiên, do đây là bài thuốc tự nhiên nên tác dụng hơi chậm, nếu bạn đã xác định sử dụng hoa hòe để trị bệnh trĩ thì cần kiên trì trong thời gian dài.
Trong cách chữa bệnh trĩ từ hoa hòe bạn cũng cần lưu ý chọn hoa hòe chưa nở thành hoa, như vậy dược tính sẽ cao hơn từ đó đảm bảo dược tính cao nhất của thuốc.
Chuẩn bị: Hoa hòe, kinh giới tuệ, chỉ xác, trắc bách diệp mỗi loại 15g phơi thật khô, sau đó tán thành bột và đựng trong lọ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi lần dùng khoảng 8g pha với nước ấm, uống từ 2 – 3 lần/ngày.
Hoa hòe trị chứng cao huyết áp
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc hoa hòe có tác dụng gì trong điều trị tình trạng huyết áp cao. Theo một số nghiên cứu gần đây thì ngoài tác dụng điều trị bệnh trĩ, hoa hòe còn giúp trị tình trạng huyết áp cao, choáng váng, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược thần kinh.
Cách thực hiện như sau: Hoa hòe + hạt muỗng phơi khô, sao vàng hạ thổ và tán thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 5g pha với nước ấm uống hàng ngày, 1 ngày dùng 3 – 4 lần.
Chữa rong kinh?
Rong kinh là một trong những căn bệnh phụ khoa khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của phụ nữ, do vậy chị em không nên chủ quan. Trong các biện pháp trị rong kinh thì dùng hoa hòe được coi là bài thuốc khá thành công hiện nay.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 40g hoa hòe, 20g thảo sương, sao vàng, tán bột hỗn hợp này và pha với nước uống, mỗi lần dùng 10g, sử dụng liên tục trong 5 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng hoa hòe chữa bằng huyết
Với câu hỏi hoa hòe có tác dụng gì thì chữa băng huyết là câu trả lời thỏa đáng. Khi chị em sinh xong, máu ở tử cung chảy xuống bất thường hoặc kinh ra nhiều, bạn hay lấy 100g hoa hòe cùng với 60g hoàng cầm tán thành bột mịn, một lần uống 15g cùng với 1 chén rượu, sử dụng liên tục tới khi tình trạng băng huyết khỏi hẳn.
Hoa hòe chữa mất ngủ
Nghiên cứu khoa học ngày nay còn chỉ ra rằng thành phần của hoa hòe chứa 10 – 30% hợp chất glucose và glucoxit có chức năng nâng cao khả năng tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài.
Chuẩn bị: 40g hoa hòe
Cách chế biến: Sao hoa hòe cho tới khi tinh dầu trong hoa hòe chảy ra và nụ hoa chuyển sang màu vàng thì đem sấy hoặc phơi khô rồi tán thành bột. Hãm với nước sôi mỗi khi sử dụng.
Cách dùng: Mỗi lần dùng 4g bột khô, ngày uống 2 lần, nên uống trước khi đi ngủ từ khoảng 1 tiếng là tốt nhất.
Ngoài ra, dân gian từ nhiều đời này còn có một số cách nấu hoa hòe để trị mất ngủ khác như: Nấu hoa hòe uống thay nước hàng ngày, dùng hoa hòe tươi làm rau nấu canh hoặc xào với thịt gà, thịt lợn cũng mang tới tác dụng rất hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng hoa hòe
Do hoa hòe có tính lạnh nên người có tỳ vị hư hàn với các triệu chứng như ăn kém, khó tiêu, đại tiện thường xuyên có phân lỏng, đau bụng do lạnh,… thì không nên sử dụng hoa hòe, nếu dùng cần kết hợp cùng các dược liệu có tính ấm nóng.
Trường hợp phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý khi sử dụng hoa hòe, việc sử dụng các bài thuốc được chế biến từ hoa hòe hoặc có thành phần từ hoa hòe cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là thông tin chuyên mục xin gửi tới bạn đọc để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi hoa hòe có tác dụng gì? Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích về công dụng của hoa hòe, từ đó tìm ra hướng điều trị thích hợp với tình trạng bệnh mình đang mắc phải.