Hiện tượng sôi bụng thường gặp phải ở bất cứ ai. Nhưng nếu sôi bụng thường xuyên xảy ra thì rất có thể đây là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa sôi bụng ngay sau bài này.
Nguyên nhân gây sôi bụng thường gặp
Sôi bụng là hiện tượng thông thường do sự kết hợp các âm thanh tạo nên bởi nhu động của lòng ống tiêu hóa, thức ăn và hơi trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa. Mặc dù không phải tình trạng nguy hiểm, nhưng sôi bụng thường xuyên có thể khiến bạn ngại ngùng, khó chịu.
Những nguyên nhân sôi bụng thường liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ một triệu chứng sôi bụng thì rất khó xác định là do bệnh gì. Bạn nên chủ động tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra chức năng tiêu hóa.
Đối với trường hợp sôi bụng không mang dấu hiệu bệnh lý thì cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Ăn quá nhiều các loại ngũ cốc, tỏi, hành, súp lơ… gây đầy bụng, khó tiêu và sôi bụng.
- Ăn các loại đậu có chứa nhiều chất đường khó tiêu hóa, sinh nhiều khí trong quá trình tiêu hóa. Để giảm tình trạng sôi bụng đầy hơi do dậu thì chúng ta nên ngâm kỹ hạt đầu với nước sạch để loại bỏ bớt các chất đường trong vỏ đậu.
- Áp dụng chế độ ăn uống khác biệt để giảm cân, giảm lượng calo khiến cho cơ thể không được cung cấp dưỡng chất cần thiết cũng khiến bụng sôi nhiều hơn.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh như nhai không kỹ, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nằm, ăn xong nằm luôn, nuốt phải không khí trong khi ăn… làm cho hơi tích tụ trong dạ dày gây sôi bụng.
- Dung nạp nhiều các chất kích thích, rượu bia, cafe, nước ngọt có gas… cũng kích thích sinh hơi trong bụng tạo cảm giác sôi bụng.
- Những rối loạn hệ thống vi khuẩn đường ruột cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, sôi bụng.
- Do quá căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Mặc quần chật hoặc dùng thắt lưng cũng dẫn đến hiện tượng sôi bụng.
Khi nắm được các nguyên nhân gây sôi bụng, mọi người hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này nhờ vào việc hạn chế thói quen xấu và duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nếu như tình trạng sôi bụng kéo dài thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan, cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân của bệnh.
Tìm hiểu: Những bài thuốc dân gian trị đầy bụng đơn giản
Các triệu chứng sôi bụng phổ biến
Thông thường hiện tượng sôi bụng sẽ đi kèm một số triệu chứng khác ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc của nhiều người.
- Sôi ùng ục phần bụng, trung tiện nhiều.
- Đau bụng thành từng cơn và đau tăng lên kèm theo việc muốn đi đại tiện.
- Thường bị chướng bụng, đầy bụng.
- Mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, bực bội.
Hiện tượng sôi bụng bình thường sẽ hay xảy ra khi đói và cảm thấy muốn ăn. Lúc này dịch vị ở đường ruột sẽ được tiết ra và tương tác với không khí trong dạ dày một cách thầm lặng.
Cách điều trị sôi bụng hiệu quả tại nhà
Để hạn chế tối đa tình trạng sôi bụng bạn có thể tham khảo một số phương pháp dân gian kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Thực hiện cách này sẽ giúp điều trị chứng sôi bụng hiệu quả và đơn giản.
Mẹo dân gian chữa sôi bụng
Chứng sôi bụng thông thường thì không nên dùng thuốc mà thay vào đó là tham khảo các mẹo từ cây thuốc trong vườn nhà cũng rất hiệu quả.
- Nước gạo: Việc sử dụng nước gạo rang có thể giúp giảm chứng sôi bụng rất tốt và cải thiện hệ tiêu hóa. Dùng 1 nắm gạo sạch đem rang cho vàng, sau đó đổ thêm 1 lít nước và đun sôi nhỏ lửa đến khi nào cạn còn 500ml thì tắt bếp. Bắc xuống chắt lấy nước để nguội và uống 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn.
- Củ riềng: Không chỉ là gia vị dùng trong bữa ăn thường ngày, riềng còn được xem như một vị thuốc chữa chứng sôi bụng rất hiệu quả tại nhà. Rửa sạch 1 củ riềng tươi và cạo sạch vỏ xay nhuyễn cho thành bột. Trộn đều bột riềng với mật ong và uống mỗi ngày 3 lần sau các bữa ăn để thấy các triệu chứng sôi bụng thuyên giảm.
- Củ tỏi: Mặc dù tỏi khiến sinh hơi trong bụng, nhưng khi thực hiện bên ngoài da lại giúp cải thiện đáng kể tình trạng sôi bụng ợ hơi. Cụ thể bạn dùng 1 nhánh tỏi khô mang nước cho cháy xém thì nhanh chóng đập dập. Dùng nhánh tỏi này chườm ngay vào bụng khi còn nóng.
Dùng thuốc tây y và liệu pháp khác
Nếu bạn bị sôi bụng trong thời gian dài, có thể áp dụng một số liệu phá hoặc sử dụng thuốc tây y theo chỉ dẫn để điều trị phù hợp.
- Dùng thuốc: Thuốc giảm co thắt ruột như Spasmaverine 40mg mỗi lần uống 1 viên chia làm 3 lần trong ngày. Actapulgite 3g, pha mỗi lần một gói chia làm 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Dùng liệu pháp tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị.
- Xoa bóp, massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ thường xuyên.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp
Đối với chứng sôi bụng thông thường thì việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng đã góp phần rất lớn để chữa trị hiệu quả. Khi bạn áp dụng được đúng và đủ những tiêu chí như:
- Ăn uống cẩn thận nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn, không để bụng bị đói.
- Hạn chế ít thực phẩm tinh bột và bổ sung các chất xơ, hoa quả, rau xanh.
- Không uống rượu bia, cafe và các chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thể thao, vận động vừa sức bằng các phương pháp tập yoga, đi bộ, đạp xe, tập các động tác lưng và bụng.
- Nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng stress.
Như vậy, tình trạng sôi bụng không phải vấn đề nguy hiểm. Nhưng thấy sự gây ra những bất tiện, ngại ngùng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Chính vì vậy hãy tham khảo những thông tin trên đây để xử lý kịp thời và hiệu quả. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Xem thêm : Cách chữa đau dạ dày tại nhà.