Ai trong đời cũng gặp phải tình trạng đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn. Nhưng nếu triệu chứng này lặp lại nhiều lần kèm theo nhiều dấu hiệu khác thì bạn tuyệt đối không thể xem thường. Tham khảo thêm thông tin về hiện tượng này qua bài viết sau đây.
Cấu tạo ổ bụng của cơ thể người
Những nguyên nhân gây đau bụng quặn từng cơn còn tùy thuộc vào vị trí đau và các bất thường của cơ quan trên ổ bụng. Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo khu vực bụng, cụ thể vùng bụng được cấu tạo thành 3 phần:
- Vùng hố chậu phải, hố chậu trái
- Vùng hạ vị (bên dưới rốn) bao gồm có trực tràng, ruột non, ruột già, phần dưới niệu quản, bàng quang, buồng trứng,…
- Vùng thượng vị (trên rốn) là nơi có nhiều cơ quan như gan, mật , dạ dày, hành tá tràng, lách, tụy, phần trên hệ tiết niệu và được bao quanh bởi phần màng bụng.
Nếu thấy xuất hiện tình trạng đau bụng quặn từng cơn thì người bệnh nên cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm, hoặc một số tổn thương liên quan đến các bộ phận kể trên.
Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn
Dựa vào các vị trí của từng cơ quan trong ổ bụng và các chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ mà chúng ta có thể nhận biết được triệu chứng đau quặn bụng từng cơn là do đâu.
- Đau bụng do giun: Trường hợp giun trong bụng chui xuống ống mật gây ra những cơn đau bụng quặn từng cơn hoặc đau dữ dội, toát mồ hôi.
- Viêm loét dạ dày trực tràng: Khi người bệnh bị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài phân lỏng, huyết áp thay đổi đột ngột, sốt, mệt mỏi, chán ăn… thì rất có thể bạn đã mắc căn bệnh viêm loét trực tràng.
- Viêm đại tràng: Trong trường hợp người bệnh bị viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính đều gặp phải hiện tượng đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài nhiều lần, chướng bụng, đầy hơi.
- Rối loạn vi khuẩn đường ruột: Hệ tiêu hóa bị rối loạn chức năng gây hiện tượng đi ngoài nhiều lần là do mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Cơ thể sẽ chịu những áp lực lớn trong quá trình tiêu hóa gây đau vùng bụng dưới.
- Đau dạ dày cấp: Vùng bụng trên rốn hoặc quanh rốn bị đau từng cơn hoặc âm ỉ kèm theo biểu hiện buồn nôn, ợ hơi, ợ chua… thì rất có thể bạn đã mắc bệnh đau dạ dày cấp.
- Bệnh gan mật: Triệu chứng đau quặn bụng từng cơn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh túi mật, sỏi túi mật, áp xe gan, sỏi dẫn đường mật…
- Bệnh polyp đại trực tràng: Mặc dù không phải căn bệnh thường xuyên gặp phải nhưng polyp đại trực tràng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người mắc bệnh này thường xuyên bị tiêu chảy kèm với đau bụng.
- Ung thư trực tràng: Bệnh polyp trực tràng tiến triển nặng hơn gây ung thư trực tràng. Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau tức bụng, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, cơ thể không ổn định, mệt mỏi. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cao.
- Nhiễm trùng hậu môn: Còn được gọi là áp xe hậu môn là do người bệnh thường xuyên đi ngoài, đau quặn bụng dưới khiến cho hậu môn bị sưng đỏ, có rãnh mủ.
- Bệnh phụ khoa: Phụ nữ gặp phải tình trạng đau quặn bụng từng cơn cũng có thể là do các bệnh lý như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu… Do đó, chị em cần cẩn trọng và thường xuyên đi khám phụ khoa nếu thấy dấu hiệu bất thường.
Thông tin liên quan: Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là bệnh gì?
Vị trí đau bụng quặn từng cơn nói lên điều gì?
Những cơn đau bụng quặn từng cơn thường ở mức độ dữ dội rồi giảm xuống đau âm ỉ và lặp lại nhiều lần khiến cho bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi không thể chịu đựng được. Đối với mỗi vị trí bụng khác nhau thì cơn đau lại thể hiện một vấn đề khác nhau.
- Đau bụng xung quanh rốn: Đồng thời kèm theo một số triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, sưng bụng, sốt nhẹ… rất có thể là do bị đau ruột thừa.
- Đau giữa bụng: Đây là do bệnh viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng… càng khẳng định hơn khi người bệnh có những biểu hiện ăn không tiêu, buồn nôn, ợ nóng, ợ hơi, đau thượng vị…
- Đau dưới rốn: Kèm theo hiện tượng chuột rút… có thể là những cảnh bảo cho căn bệnh rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tràng dạ dày…
- Đau trên rốn: Có thể người bệnh bị đau dạ dày khi gặp phải những cơn đau quặn bụng trên khi quá đói hoặc ăn quá no.
Ngoài ra, cũng có nhiều bệnh lý khác có thể gây ra tình trạng đau quặn bụng ở từng vị trí khác nhau. Người bệnh cần tuyệt đối cảnh giác và thường xuyên tới bệnh viện thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu nào nguy hiểm.
Phòng ngừa
Những triệu chứng đau quặn bụng từng cơn có thể tái phát nhiều lần. Để đề phòng tình trạng này và hạn chế các bệnh lý liên quan người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số điều sau đây.
- Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý, thường xuyên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Tránh ăn các đồ cay nóng, đồ chiên xào, hạn chế rượu bia, cafe, thuốc lá…
- Sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ đúng giờ đủ giấc, không thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có cách xử lý kịp thời.
- Điều trị bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều và theo đơn không tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh kháng viêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tình trạng đau bụng quặn từng cơn có thể là do những bệnh lý nguy hiểm gây nên. Do đó, người bệnh thật sự không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu đau bụng nào. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn có thêm cái nhìn đầy đủ về hiện tượng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn nhiều sức khỏe.