Đánh giá rủi ro môi trường để có được cách nhìn khác quan về những sự cố môi trường. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, ứng phó kịp thời. Vậy bản chất của các rủi ro môi trường là gì? Có những phương pháp nào đánh giá rủi ro môi trường? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Rủi ro môi trường là gì?
Rủi ro môi trường là những mối đe dọa tiềm ẩn hoặc có thể là thực tế tác động lên môi trường và sinh vật sống qua nguồn khí thải, nước thải, khí chất thải. Hoặc có thể gây suy giảm tài nguyên. Rủi ro môi trường luôn tồn tại song hành với sự phát triển kinh tế xã hội và luôn không chắc chắn.
Hình thức đánh giá rủi ro môi trường
Đánh giá rủi ro thông qua việc phân tích rủi ro và những hậu quả có thể xảy ra trong thực tế. Dựa vào những nhận định về vùng rủi ro để có những hình thức đánh giá khác nhau:
- Rủi ro môi trường thấp, có thể chấp nhận được: Yêu cầu quan trắc.
- Nếu vùng rủi ro môi trường ở mức trung bình: Xác định lại những yếu tố có thể gây ra rủi ro. Sau đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
- Trường hợp vùng rủi ro cao và có nguy hiểm: Thiết lập quản lý nghiêm ngặt phòng ngừa rủi ro.
Phân tích nhận dạng chính xác vấn đề
Giai đoạn này gồm có các thành phần sau:
- Đóng khung các vấn đề bao gồm như rủi ro gì, ảnh hưởng tới ai, xảy ra ở đâu và khi nào?
- Phát triển mô hình nhận thức
- Kế hoạch hóa đánh giá rủi ro môi trường
- Cuối cùng là sàng lọc, ưu tiên những rủi ro cần đánh giá trước.
Việc xác định được vấn đề sẽ quyết định đến việc có nên tiến hành đánh giá rủi ro môi trường hay không. Qua đó sẽ lựa chọn tiến hành theo hướng nào phù hợp nhất.
Các giai đoạn đánh giá rủi ro môi trường
Có 5 giai đoạn cơ bản trong việc đánh giá rủi ro môi trường bao gồm:
- Trình bày rõ vấn đề cần đánh giá.
- Nhận dạng những nguy hiểm
- Đánh giá những hậu quả, hệ lụy
- Đánh giá xác suất có thể xảy ra
- Đặc tính hóa rủi ro và tính không chắc chắn
Việc đánh giá rủi ro môi trường chính xác sẽ giúp đưa ra được những phương án quản lý phù hợp và hiệu quả nhất. Sau khi đã phân tích những yếu tố như môi trường, kinh tế, kỹ thuật, xã hội… thì sẽ thực hiện quản lý theo các hướng sau:
- Giảm thiểu rủi ro bằng cách phường ngừa, hiệu chỉnh và hướng dẫn.
- Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm.
- Chuyển nhượng qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc bảo hiểm.
- Khai thác bằng cách thăm dò cơ hội tiếp cận rủi ro.
- Chấp nhận rủi ro.
Khi nào cần đánh giá rủi ro môi trường?
Nếu chất thải vượt qua giới hạn sức chịu đựng của môi trường thì cần phải tiến hành đánh giá rủi ro ngay lập tích. Việc nghiên cứu đánh giá và hành động cần phải kịp thời, phối hợp chặt chẽ với nhau. Nhờ vậy mà hạn chế được những sự cố có thể xảy ra và mức độ ô nhiễm môi trường được cải thiện.
Thực trạng đánh giá rủi ro môi trường ở Việt Nam
Dựa theo mô hình của những nước phát triển
Việc đánh giá rủi ro môi trường ở Việt Nam chưa thực sự được quan tâm. Nước ta mới đang chỉ dừng ở công tác nghiên cứu tiếp cận theo các mô hình của các nước phát triển. Vì thế, những nghiên cứu, đánh giá rủi ro môi trường thường dựa trên sự cảm nhận của các chuyên gia nên khó chính xác.
Chẳng hạn như trường hợp nguồn gốc của rủi ro là do sự cố của hệ thống công nghệ sản xuất khiến lượng chất thải gây ô nhiễm tăng đột biến. Nếu đánh giá rủi ro môi trường tiềm ẩn chính xác sẽ có được các phương pháp phòng ngừa phù hợp. Hoặc có được các biện pháp ứng phó kịp thời giảm thiểu tối đa nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
Chỉ dừng ở mức độ quan sát cảm tính
Thực trạng môi trường ở nước ta đang rất nguy cấp, nằm trong mức báo động đỏ về sự ô nhiễm trầm trọng. Các đánh giá rủi ro môi trường chỉ ở mức độ quan sát cảm tính, không có định lượng rõ ràng nên mức độ chính xác là rất thấp. Trong khi đó, tình trạng nước thải ô nhiễm, không khí chứa nhiều hạt độc hại… ngày càng tăng.
Đánh giá rủi ro không chính xác, không sát với thực tiễn dẫn đến những biện pháp, xử lý không thể ngăn chặn được. Chính vì thế cần phải xác định được trạng thái giới hạn của môi trường đó để có thể tự phục hồi.
Ví dụ đánh giá rủi ro môi trường nguồn nước nuôi trồng thủy sản:
- Xác định nồng độ tối đa của những chất thải gây ô nhiễm ở khu vực nuôi trồng.
- Xác định lượng chất thải lớn nhất của các yếu tố đưa vào vùng nuôi trồng.
Khi đã xác định được sẽ có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo môi trường sinh sống và phát triển tốt nhất không gây ô nhiễm nguồn nước.
Khuyến nghị trong đánh giá rủi ro môi trường ở Việt Nam
Để có thể có những đánh gia rủi ro môi trường chính xác hơn thì cần phải:
- Tiếp cận một cách hệ thống, bài bản các phương pháp của những nước tiên tiên trên thế giới.
- Đưa ra được các hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường ở tầm cỡ quốc gia.
- Rà soát lại những quy chẩn kỹ thuật quốc gia trong từng khu vực, trên những cơ sở định hương phát triển kinh tế xã hôi. Từ đó có thể nhận dạng được chính xác những rủi ro có thể xảy ra; và kiểm soát tốt nhất những nguồn thải tiềm ẩn gây sự cố về môi trường.
- Phải có đánh giá chính xác về sức chịu tải môi trường của những khi vực có nguy cơ bị ô nhiễm lớn.
- Đưa ra những yêu cầu cải thiện chất lượng những mô hình đánh giá định lượng theo từng bước một. Nhờ đó mà có thể đặc tính hóa chính xác rủi ro môi trường hơn.
- Cần phải cải thiện việc đánh gia rủi ro và ra quyết định trên cơ sở hiểu biết khoa học, truyền đạt thông tin chính xác.
- Cần quản lý quy hạch phát triển kinh tế xã hội hướng đến việc giảm thiểu tối đa nhất những rủi ro có thể ảnh hưởng đến môi trường. Việc này dựa trên cải thiện chất lượng đánh giá rủi ro môi trường.
Trên đây là giải đáp đánh giá rủi ro môi trường là gì? Thực trạng và những khuyến nghị để việc đánh giá rủi ro môi trường ở Việt Nam được cải thiện, chính xác hơn.