Rừng ngập mặn Cần Giờ lá phổi xanh của TPHCM

Rừng ngập mặn Cần Giờ còn được gọi là Rừng Sác gồm các loài động thực vật rừng trên cạn và thủy sinh. Đây là khu rừng được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn – Vàm Cỏ ở cửa ngõ Đông Nam của TPHCM. Cùng tìm hiểu rõ hơn về rừng ngập mặn Cần Giờ trong bài viết này nhé!

Thông tin về rừng ngập mặn Cần Giờ

Vị trí địa lý

  • Cách trung tâm TPHCM khoảng 60km. Nằm ở tọa độ 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
  • Phía Bắc giáp Đồng Nai
  • Phía Nam giáp biển Đông
  • Phía Tây giáp giáp Tiền Giang, Long An.
  • Phía Đông giáp Vũng Tàu

Tổng diện tích: 75.740 ha, bao gồm:

  • 4.721 ha vùng lõi
  • 41.139 ha vùng đệm
  • 29.880 ha vùng chuyển tiếp

Rừng ngập mặn Cần Giờ có hệ sinh thái động thực vật đa dạng, điển hình là khỉ đuôi dài và nhiều loài chim, cò.

Lịch sử hình thành

Trước khi có chiến tranh, khu rừng ngập mặn Cần Giờ có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Khi xảy ra chiến tranh, đây là tuyến giao thông huyết mạch. Chính vì thế bom đạn, hóa chất độc hại đã tàn phá biến rừng ngập mặn Cần Giờ thành vùng đất chết, không có sự sống.

Ngày 28/02/1978, Cần Giờ được chuyển từ Đồng Nai sáp nhập về TPHCM. CHo đến năm 1979, UBND TPHCM phát động chiến dịch trồng lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Đồng thời Lâm trường Duyên Hải cũng được thành lập để khôi phục lại hệ sinh thái của rừng.

Sau năm đó, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ đã được phủ xanh hơn 31.000 ha. Bao gồm: 20.000 ha rừng trồng, hơn 11.000 ha nuôi tái sinh tự nhiên và những loại rừng khác.

Ngày 21/01/2000, khu rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, thuộc hệ thống những khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm của Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ

Điều kiện môi trường của rừng ngập mặn Cần Giờ vô cùng đặc biệt. Hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực, giữa hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Hiện nay, hệ sinh thái nơi đây rất phong phú và đa dạng với nhiều loại động thực vật trên cạn, dưới nước. Cụ thể:

Hệ thực vật

Có hơn 150 loài thực vật, loài vât đặc trưng là bần trắng, mầm trắng, đước đôi, bần chua, ô rô…

Khảo sát năm 2007 ghi nhận, rừng ngập mặn Cần Giờ hiện có 220 loài thực vật bậc cao, 155 chi, 60 họ. Trong đó các họ có nhiều loài nhất như:

  • Họ Đước (Rhizophoraceae) 13 loài.
  • Họ Đậu (Fabaceae) 29 loài.
  • Họ Hòa thảo (Poaceae) 20 loài.
  • Họ Cói (Cyperaceae) 20 loài.
  • Họ thầu dầu (Euphorbiaceae) 9 loài.
  • Họ Cúc (Asteraceae) 8 loài.

Hệ động vật

  • Có trên 130 loài khu hệ cá.
  • Trên 700 loài hệ động vật thủy sinh không có xương sống.
  • Khi hệ động động có xương sống có 31 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư và 4 loài động vật có vú. Đặc biệt, có đến 11 loài bò sát nằm trong sách đỏ Việt Nam cần bảo tồn như kỳ đã nước (varanus salvator), tắc kè (gekko gekko), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus), răn gấm (python reticulatus)…
  • Có gần 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ thuộc khu hệ chim. Bao gồm: 79 loài chim không phải chim nước và 51 loài chim nước.

Vai trò rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai – Sài Gòn đổ ra biển Ðông.

Làm sạch không khí, nước thải

Từ một “vùng đất chết” trong chiến tranh, hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi xanh”, đồng thời là “quả thận” của TPHCM. Khu rừng đóng vai trò làm sạch không khí, nước thải từ thành phố, khu sản xuất công nghiệp. Đồng thời trả lại môi trường trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho TPHCM và các tỉnh lân cận.

Phòng ngừa bão lũ

Rừng ngập mặn Cần Giờ giúp hạn chế các thiệt hại do bão lũ. Đây cũng là cư trú, sinh trưởng và cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động thực vật.

Cung cấp thủy hải sản

Đây là khu rừng ngập mặn có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú. Gồm nhiều loại tôm cá có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ, cá mũ, cá chẽm, sò huyết…

Cung cấp thức ăn cho động vật thủy sinh

Lá cây, những bộ phận khác của cây khi rụng xuống nước phân hủy thành mùn bã hữu cơ trở thành nguồn thức ăn phong phú của các loài động vật thủy sinh.

Từ năm 1993 đến nay, nghề nuôi tôm sú, nghêu sò là kết quả của việc phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ.

Nguyên liệu thuốc chữa bệnh

Hệ thực vật trong rừng ngập mặn Cần Giờ phong phú như ô rô, cây lức, cây xu… còn có công dụng làm thuốc chữa trị nhiều loại bệnh. Trong chiến tranh, bộ độ thường dùng những loại cây rừng này để trị bệnh.

Cung cấp nhiên liệu

  • Cây rừng có thể sử dụng để làm củi đốt, làm bột giấy, ván ghép, ván răm. Hoặc vỏ vây được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm vải, keo dán.
  • Lá mắm còn được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc.

Ngăn ngừa biến đổi khí hậu

Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu.

Giảm đến 50% năng lượng tác động từ sóng biển.

Ngăn chặn nước biển dâng cao giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng và người dân ở ven biển. Giảm độ cao của sóng biển khi đi qua rừng ngập mặn Cần Giờ. Mức biến đổi này rất lớn lên đến 80% tức từ 1,4m xuống chỉ còn 0,3m. Nhờ vậy mà bờ đầm, vùng đất văn bờ không bị xâm lấn, xói lở.

Phát triển nghành nuôi trồng thủy sản

Sau khu được khôi phục, sản lượng thủy hải sản được khai thắc ở rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng cao. Nghề nuôi trồng tôm sú, nghêu, sò cũng phát triển nhanh hơn. Nhờ vậy góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân.

Du lịch hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ

Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ được TPHCM quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách ở Việt Nam.

Năm 2000, thành lập khu du lịch sinh thái Vàn Sát nằm trong vùng lõi của rừng ngập mặn Cần Giờ. Đến tháng 02/2003, khu du lịch Vàm Sát đã được công nhận là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thể giới.

Hiện nay về khu vực phía Nam của rừng ngập mặn Cần Giờ được được xây dụng một khu sinh thái để trở thành khu du lịch hiện đại ở nước ta.

Di tích lịch sử

Trong chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ là tuyến giao thông huyết mạch. Theo ghi chép lịch sử:

  • Từ năm 1966 – ngày 30/04/1975, tại rừng ngập mặn Cần Giờ đã diễn ra gần 400 trận đánh lớn nhỏ, loại bỏ 6000 lĩnh Mỹ và lính đồng minh.
  • Bắn rơi 29 máy bay trực thăng.
  • Làm cháy và đánh chính 356 tàu, thuyền chiến đầu, 145 giang thuyền và 13 tàu vận tải.
  • Là nơi hi sinh của hơn 1000 chiến sĩ bộ đội. Ngày nay, rừng ngập mặn Cần Giờ có một tưởng niệm bộ đội đặc công Rừng Sác và được coi là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nội dung liên quan

  • WWF là gì? – Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
  • Mạng lưới giáo dục Nông Lâm kết hợp Việt Nam – VNAFE
  • Các loài mèo rừng quý hiếm trên thế giới
  • Sinh vật ngoại lai là gì? 6 loài ngoại lai nguy hiểm ở Việt Nam
  • Redd+ là gì? Biện pháp đảm bảo an toàn trong redd+
  • Rừng đặc dụng là gì?
Bài viết liên quan